Ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu có được không?

ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu

Ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu có được không?

Ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu có được không? Bà nội đi làm thủ tục khai sinh cho cháu có được không? Đó là những câu hỏi mà nhiều khách hàng đã gửi tới Trung tâm xét nghiệm ADN NOVAGEN.

Tình huống đề nghị tư vấn: Bé trai sinh năm 2016, chưa làm giấy khai sinh. Mẹ cháu bỏ đi. Bố cháu đi làm ăn ở xa. Vậy ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu có được không?

Câu chuyện trên của gia đình cũng là tình huống rất hay gặp trong thực tế. Việc đăng ký làm giấy khai sinh cho các cháu vừa là quyền lợi của trẻ mới sinh ra nhưng cũng đồng thời là nghĩa vụ của bố mẹ và ông bà trong gia đình hoặc của người giám hộ hợp pháp của trẻ.

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.

Căn cứ theo quy định tại điều 14, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì thời hạn khai sinh và trách nhiệm khai sinh như sau:

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”

Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp cha, mẹ đều không thể đi đăng ký khai sinh cho con thì ông bà nội hoàn toàn có quyền đi đăng ký khai sinh cho cháu.

Hồ sơ đăng ký khai sinh

Trong trường hợp ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu, thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bao gồm các giấy tờ chính như sau:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu lấy tại bộ phận Tư pháp của Xã/Phường đăng kí.
  • Giấy chứng sinh (do bệnh viện hoặc Trung tâm Y tế cấp theo mẫu quy định) –> nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
  • Giấy đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người đi làm khai sinh đối với đứa trẻ (có thể là sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh của người bố).

Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Như vậy, trong trường hợp này ông bà nội khi đi đăng ký khai sinh cho cháu có thể đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ để thực hiện đăng ký khai sinh.

Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

Nếu bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì thủ tục đăng ký khai sinh có khác một chút, mặc dù ông nội vẫn có thể đi làm đăng ký khai sinh cho cháu.

Khi đó, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sẽ như sau:

  • Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ, nếu họ có yêu cầu.
  • Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ.
  • Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam.

Thủ tục liên quan đến đăng ký khai sinh cho trẻ:

xét nghiệm adn làm giấy khai sinh

liên hệ làm xét nghiệm adn novagen

Leave a Reply