So sánh xét nghiệm ADN bằng mẫu máu và nước bọt

Hai loại sinh phẩm được sử dụng phổ biến nhất trong xét nghiệm ADN huyết thống là mẫu máu và mẫu nước bọt. Kết quả xét nghiệm ADN từ việc tách chiết ADN qua mẫu máu hay mẫu nước bọt là hoàn toàn giống nhau, chỉ có sự khác biệt về cách xử lý của hai mẫu. Cả hai đều có những lợi thế khác nhau. Sự tiện lợi của tăm bông lấy mẫu nước bọt khiến loại mẫu này trở nên dễ lấy để xét nghiệm quan hệ cha con! Hãy cùng khám phá cách hoạt động của hai phương pháp này.

xét nghiệm ADN bằng mẫu máu và nước bọt

Trước hết, chúng ta sẽ xem xét từng phương pháp thu mẫu sinh phẩm để thông qua đó sẽ có được những thông tin về ưu điểm và khó khăn đối với từng loại mẫu.

Phương pháp lấy mẫu nước bọt bằng tăm bông ngoáy má (buccal swab)

Về công nghệ, trong khoang miệng của chúng ta luôn có một lượng lớn tế bào niêm mạc miệng bong ra tự do và lẫn vào nước bọt. Nếu thu thập được các tế bào niêm mạc miệng thì chúng ta có thể tách được ADN từ đó.

Thực tế có một số phương pháp khác nhau để thu thập DNA từ vùng miệng của chúng ta:

  1. Kỹ thuật lấy mẫu khô (Dry procedures): dùng một miếng gạc khô để cạo mô từ bên trong thành má
  2. Kỹ thuật lấy mẫu ướt (Wet procedures): bao gồm việc ngậm một chất lỏng trong miệng (thường là nước lọc) và nhổ dung dịch vào dụng cụ thu thập có chứa một màng lọc. Khi đó phần tế bào niêm mạc miệng sẽ được giữa lại. Trong kỹ thuật này, các vi khuẩn cũng có thể được giữ lại cùng với mẫu tế  bào ở màng lọc.
  3. Kỹ thuật lấy mẫu không xâm lấn: người lấy mẫu sẽ nhổ dung dịch thu thập vào ống đựng mẫu, một dung dịch khác được đổ qua màng lọc để loại bỏ vi khuẩn và giúp bảo toàn tính toàn vẹn của mẫu.

Tùy thuộc vào gói xét nghiệm ADN Cha Con dân sự tự nguyện hay là xét nghiệm ADN Hành Chính làm giấy khai sinh, nhận cha cho con ngoài giá thú ở Tòa án mà quá trình lấy mẫu nước bọt để thử ADN có thể do gia đình tự lấy tại nhà, hoặc chuyên gia của NOVAGEN sẽ phải thu mẫu trực tiếp và niêm phong riêng từng gói mẫu với kí hiệu mã hóa đầy đủ.

Sau khi dùng tăm bông sạch chà xoát vào phía trong thành má cho thấm nước bọt, các que tăm bông sẽ được để ở bên ngoài khoảng 2-3 phút rồi bỏ riêng vào từng phong bì giấy.

Lưu ý: không được cho các mẫu tăm bông thấm nước bọt vào túi ni lon kín vì sẽ bị hấp hơi và làm hỏng mẫu bởi các vi khuẩn yếm khí.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp lấy mẫu nước bọt

  • Không sử dụng kim và không cần chọc thủng da
  • Đây là một thủ tục nhanh chóng, không xâm lấn, không gây đau đớn
  • ADN được thu thập sẽ đảm bảo chất lượng đầy đủ nếu được bảo quản đúng cách
  • Quy trình tách chiết ADN từ tế bào niêm mạc miệng cho kết quả nhanh hơn (sau 4 tiếng)
  • Người làm xét nghiệm ADN thường thoải mái hơn và ít căng thẳng hơn khi lấy mẫu
  • Giá thành của mẫu nước bọt cũng thấp hơn so với các loại mẫu khác

Tuy nhiên, nhược điểm chính của kỹ thuật lấy nước bọt bằng tăm bông là:

  • Vi khuẩn có thể làm hỏng tế bào chứa ADN nếu không được làm khô và bảo quản đúng cách
  • Người lớn thường ngại lấy mẫu nước bọt, trong khi một số trẻ nhỏ từ 6-12 tuổi rất khó lấy do cảm giác sợ người lạ
  • Tế bào niêm mạc miệng thường không quan sát được bằng mắt thường

Xem thêm:

Phương pháp lấy mẫu máu

Quy trình lấy mẫu máu thường gồm các bước cơ bản:

  • Lựa chọn đầu ngón tay chỏ hoặc ngón giữa ở mỗi bàn tay
  • Vệ sinh bằng bông cồn
  • Chuẩn bị kim chích máu: vệ sinh bút chích, thay kim mới
  • Đưa sát đầu bút chích vào đầu ngón tay và bấm dứt khoát
  • Thấm 3-4 giọt máu vào giấy thấm máu chuyên dụng
  • Ghi rõ các thông tin về kí hiệu mẫu và ngày lấy mẫu

Trong một số trường hợp như xét nghiệm ADN Cha Con khi đang mang thai thì việc lấy mẫu máu sẽ thông qua kim bướm chuyên dụng và lấy máu ở tĩnh mạch cánh tay.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp lấy mẫu máu

  • Mẫu máu được thấm trên giấy đã khử trùng vào bỏ vào phong bì kín nên hạn chế nhiễm khuẩn
  • Có thể quan sát được lượng máu được lấy
  • Quy trình lấy mẫu máu nhanh chóng
  • Quy trình tách chiết ADN từ mẫu máu cho kết quả nhanh (sau 4 tiếng)

Một vài nhược điểm của kỹ thuật lấy mẫu máu là:

  • Cần có dụng cụ và kỹ thuật viên lấy máu
  • Có cảm giác đau đối với cả người lớn và trẻ nhỏ
  • Không áp dụng đối với người đã từng truyền máu trong vòng 6 tháng trở lại
  • Đối với một số người có da tay dày, việc lấy mẫu có thể phải lặp lại vài lần
  • Đối với lấy máu tĩnh mạch, việc xác định đúng vị trí lấy sẽ có chút khó khăn

So sánh giữa 2 phương pháp xét nghiệm ADN bằng mẫu máu và nước bọt

Mặc dù có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng cả 2 phương pháp lấy mẫu đều có chung những điểm cơ bản, đó là:

  • Quá trình lấy mẫu đơn giản, nhanh gọn
  • Khách hàng có thể tự lấy mẫu tại nhà và gửi qua đường bưu điện
  • Kết quả xét nghiệm ADN từ cả 2 loại mẫu đều có độ chính xác cao, trên 99,999999%

Vì vậy:

Tùy thuộc vào mong muốn và cảm giác sợ đau của đứa trẻ và người cha nghi vấn tại thời điểm thu mẫu sinh phẩm mà chuyên viên NOVAGEN có thể lựa chọn cách lấy mẫu phù hợp nhất.

Điều quan trọng nhất là dù loại sinh phẩm thử ADN của mỗi người có thể giống hoặc khác loại nhau, kết quả phân tích ADN vẫn hoàn toàn chính xác, đặc trưng cho mỗi cá thể và có độ chính xác rất cao.

Để được tư vấn chi tiết quy trình thu mẫu và xét nghiệm ADN tại Trung tâm xét nghiệm NOVAGEN, quý khách liên hệ với số Hotline:

Liên hệ NOVAGEN 0834243399

Leave a Reply